Đi làm thêm không chỉ là cơ hội để du học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm và vốn sống, mà nó còn giúp các bạn có thêm một khoản thu nhập để giảm phụ thuộc vào gia đình hay thậm chí là bắt đầu một cuộc sống tự lập. Vì vậy, đôi khi sinh viên do bị hấp dẫn bởi các công việc như vậy mà bỏ qua các chi tiết có thể gây khó khăn khi có vấn đề ngoài ý muốn xảy ra. Hãy cùng EFIV chỉ ra một vài điểm cần lưu ý khi du học sinh nghĩ đến việc đi làm thêm tại Pháp nha.
I. Các loại hợp đồng
Theo luật lao động của Pháp, sinh viên có thẻ cư trú được phép làm việc trong ngưỡng 60% khoảng thời gian lao động hợp pháp trong 1 năm, tương đương 964 giờ/năm. Tất cả các công việc làm thêm cần phải có hợp đồng lao động hợp pháp kèm theo mức lương tối thiểu phải bằng lương SMIC (khoảng 8.6 euros/giờ).
Có 3 loại hợp đồng lao động chính:
CDD (Contrat à Durée Déterminée): Đây là hợp đồng có thời hạn với ngày bắt đầu và kết thúc được ghi rõ trên hợp đồng. Thông thường, CĐ không kèm theo thời gian thử việc, hoặc nếu có thì tùy thuộc vào thời gian của hợp đồng.
CDI (Contrat à Durée Indéterminée): Đây là hợp đồng vô thời hạn, chỉ kết thúc khi người lao động chủ động nộp đơn nghỉ việc hoặc bị công ty chủ quản đuổi việc vì một lý do nào đó. Tuy nhiên, trong trường hợp người lao động bị buộc thôi việc mà không có lý do hợp lý thì sẽ được nhận tiền bồi thường.
Intermédiaire: Loại hợp đồng này có cơ chế gần giống với CDD nhưng người lao động không ký hợp đồng trực tiếp với người hay đơn vị sử dụng lao động mà sẽ ký với bên thức ba được gọi là ETT (Entreprise de Travail Temporaire), sau đó ETT sẽ chịu trách nhiệm gửi người lao động đến làm việc cho công ty cần nhân sự.
II. Cách thức tìm việc làm thêm
- Thông qua giới thiệu từ người thân và bạn bè
- Đăng tìm trên fanpage hay group của Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp
- Trên các website việc làm như:
- Gửi CV và thư động lực (letter de motivation) trực tiếp tới những nơi mà bạn nghĩ có thể họ cần tìm người.
III. Một số lưu ý khi tìm việc làm thêm
- Không nên chấp nhận các việc làm thêm không có hợp đồng rõ ràng, hợp pháp nhằm tránh việc mất quyền lợi của người lao động và quyền được hưởng bảo hiểm lao động.
- Khuyến khích các bạn nên bắt đầu tìm việc sớm nếu có ý định đi làm thêm vì các bạn thường sẽ cần phải mất một khoảng thời gian để tìm được một công việc phù hợp cho bản thân.
- Nên trình bày CV và thư động lực (letter de motivation) của bạn một cách rõ rang, rành mạch, ngắn gọn những đủ ý. Những người đã từng có kinh nghiệm đi làm thường sẽ được ưu tiên và đánh giá cao hơn vì các nhà tuyển dụng coi trọng kinh nghiệm thông qua những va chạm của bạn trong cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm đi làm hay làm việc ở Việt Nam thì đừng ngần ngại đưa vào trong hồ sơ xin việc của mình.
IV. Một số công việc làm thêm tham khảo
- Trông trẻ
- Lễ tân
- Dọn dẹp nhà cửa, văn phòng
- Dịch thuật
- Gia sư
- Các công việc ở siêu thị như thu ngân, kiểm kê hàng hóa,…
- Các công việc ở nhà hàng như phụ bếp, giao hàng, chạy bàn, thu ngân,…
- Các công việc thời vụ theo mùa như hái quả, thu hoạch rau củ,…
Xem thêm: Các công việc làm thêm phổ biến tại Pháp
Để biết thêm chi tiết về du học pháp, các bạn vui lòng liên hệ hotline: 0388.57.59.57 hoặc inbox fanpage Tư vấn du học Pháp EFIV hoặc để lại thông tin trong phiếu đăng ký nhận tư vấn.